Bất động sản quận 12 chờ sóng

Có một vùng đất tiệm cận với khu vực trung tâm của TP.HCM dường như đang bị lãng quên bởi dòng vốn đầu tư. Nhiều người chắc chắn sẽ ngạc nhiên bởi với lợi thế về vị trí địa lý, hệ sinh thái còn hoang sơ và sở hữu nhiều tuyến giao thông huyết mạch, vùng đất này xứng đáng có một vị thế xứng tầm hơn so với hiện tại. Đó là câu chuyện về quận 12- viên ngọc thô tọa lạc ngay tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn.

 

Im ắng lạ thường

 

Thật ra quận 12 đã trải qua một cơn sốt nhẹ cách đây khoảng 2 năm, đi cùng với cơn sốt bất động sản lan tỏa ra các quận huyện ngoại thành. Tuy vậy, khác với khu Nam và Khu Đông vẫn giữ được nhiệt độ nóng, quận 12 vẫn không bứt lên để trở thành một ngôi sao thật sự. Mặt bằng giá tại khu vực này gần như đứng yên trong suốt một năm qua trong bối cảnh lượng giao dịch mua bán không nhiều đột biến.

 

Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi nếu xét về vị trí, quận 12 sở hữu vị trí chiến lược quan trọng ngay tại cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, dễ dàng kết nối với Bình Dương và cả khu vực miền Tây Nam bộ thông qua tuyến Quốc lộ 1A hay Quốc lộ 22. Thậm chí, viên ngọc thô này chỉ cách Thủ Đức, Bình Thạnh hay Gò Vấp một con sông, tức tiệm cận với khu vực trung tâm, đồng thời có cả lợi thế cả về giao thông đường bộ lẫn đường thủy. Có một số nguyên nhân giải thích cho thực trạng im ắng lạ thường đó.

 

 
Đầu tiên đó là thiếu vắng các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực lớn, đủ sức thổi một làn gió mạnh mẽ vào thị trường. Vai trò của các nhà đầu tư chiến lược, gắn bó lâu dài với thị trường là điều cực kì quan trọng. Điều này đã được thể hiện qua kinh nghiệm phát triển vượt bậc của quận 7 gắn liền với tên tuổi Phú Mỹ Hưng, quận 4 với Novaland, hay gần đây là quận 2 và quận 9 với sự tham gia của hàng loạt các tập đoàn trong và ngoài nước như Thaco, CII, Sơn Kim Land, Vingroup, Hưng Thịnh Corp, Capital Land, Keppel land, Tiến Phước, Đất Xanh... Ngược lại, số lượng các thương hiệu lớn, đủ sức khấy động thị trường đặt chân vào quận 12 còn khá hạn chế và điều này tất yếu khiến thị trường bất động sản nơi đây chưa nóng như nhiều người kì vọng.

 

Hay chất lượng hạ tầng giao thông cũng là yếu tố khiến thị trường im ắng. Mặc dù cách các quận trung tâm của Thành phố một con sông nhưng trong các năm qua, quận 12 không triển khai được nhiều các dự án cầu đường để kết nối trực tiếp với Bình Thạnh hay Gò Vấp, gây cản trở cho năng lực giao thương với khu vực trung tâm và khiến cho tiềm năng vùng đất bị ảnh hưởng.

 

Nguyên nhân cuối cùng chính là do “thời” của quận 12 chưa tới khi phải chịu sức ép cạnh tranh từ các khu vực khác. Trong các năm qua, khu Đông và Khu Nam đã trở thành tâm điểm của thị trường toàn thành phố khi cả dòng tiền đầu tư và đầu cơ đều tập trung chảy vào các khu vực này. Kèm theo đó là hàng loạt dự án được giới thiệu ra thị trường, khiến mặt bằng giá không ngừng tạo đỉnh mới tại các địa phương này.

 

Chờ đợt sóng tiếp theo

 

Nhưng đi sau các khu vực khác đôi khi lại mang đến lợi thế cho quận 12 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư “ngửi” được cơ hội lớn trong bối cảnh quỹ đất sạch ở khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm, đồng thời mặt bằng giá nơi đây vẫn còn khá hấp dẫn khi so sánh với các khu vực đã tăng trưởng quá nóng thời gian qua.

 

Bản thân quận 12 cũng sở hữu những lợi thế của riêng mình. Theo đồ án quy hoạch phát triển chung của TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ mở rộng phát triển hướng phía Bắc gồm quận 12, Huyện Hóc Môn, Củ chi với tổng quỹ đất lên đến 10.000 ha. Trong đó quận 12 sẽ là hạt nhân trong chiến lược phát triển nhờ vị trí địa lý thuận lợi, tiệm cận với khu vực trung tâm.

 

 

Bên cạnh lợi thế lớn về quỹ đất sạch dư dả, quận 12 còn có điều kiện thiên nhiên còn hoang sơ, sở hữu vượng khí lớn nhờ hai dòng sông Sài Gòn và Vàm Thuật bao quanh, tạo nên một không gian sống trong lành, yên bình hiếm có.

 

Sức nóng của khu vực này dự kiến còn gia tăng manh mẽ nhờ hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm trong thời gian tới. Cụ thể là mới đây, UBND Thành phố đã quyết định phê duyệt dự án xây dựng cầu tạm với kết cấu thép, kết nối giữa khu vực An Phú Đông (quận 12) với quận Gò Vấp. Một khi hoàn thành vào năm 2019, cây cầu này sẽ mang đến một cú hít cực lớn và làm khơi thông tiềm năng của bất động sản Quận 12.

 

Đó còn là các dự án mở rộng đường Vườn Lài, dự án xây cầu Vàm Thuật, kết nối khu vực An Phú Đông (quận 12) với quận Bình Thạnh, giúp rút ngắn thời gian đi đến trung tâm thành phố xuống chỉ còn khoảng 30 phút, hay như tuyến đường trên cao số 4, tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương trị giá hàng tỉ USD...

 

Đón đầu sóng tăng trưởng trong các năm tới, một số nhà đầu tư tìm hiểu và đã bắt đầu rót vốn vào một số vị trí tiềm năng tại quận 12, nhất là những nơi hưởng lợi đầu tiên từ các dự án hạ tầng